Đội tuyển bóng đá quốc gia Maroc – Sư tử Atlas

Maroc có tên chính thức Vương quốc Maroc là một quốc gia nằm ở miền Bắc Phi.

Quốc gia này ở tây bắc châu Phi, Maroc có biên giới quốc tế với đất nước Algérie ở phía đông, đối diện là Tây Ban Nha qua eo biển Gibraltar, có khoảng cách là 13km và có biên giới đất liền với 2 thành phố tự trị của Tây Ban Nha là Ceuta và Melilla. Maroc giáp Địa Trung Hải và Đại Tây Dương ở phía bắc và phía đông và giáp Mauritania ở phía nam.

Maroc là quốc gia châu Phi duy nhất không là thành viên của Liên minh châu Phi nhưng lại là một thành viên của Liên đoàn Ả Rập, Liên minh Maghreb Ả Rập, Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, nhóm Đối thoại Địa Trung Hải, Nhóm 77 và là đồng minh lớn (không trực thuộc NATO) của Mỹ.

Logo của đội bóng quốc gia Maroc
Logo của đội bóng quốc gia Maroc

Trong vòng 44 năm qua, từ năm 1912-1956, Maroc là xứ bảo hộ của Pháp và Tây Ban Nha. Người dân ở Maroc chủ yếu là người Ả Rập và người Berber hoặc người lai từ hai dân tộc này. Tiếng Ả Rập và Berber là ngôn ngữ chính thức ở nơi đây. Tiếng Pháp cũng được nói ở các thành phố lớn. Nền kinh tế Maroc chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng 2 ngành du lịch và công nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng. Maroc là một nước theo chế độ quân chủ lập hiến, nhà vua là nguyên thủ quốc gia, và thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Rabat là thủ đô của Maroc, còn Casablanca là thành phố lớn nhất ở quốc gia này.

Thể thao ở quốc gia này không mấy phát triển, tuy nhiên vẫn có cho mình một đội bóng tham dự nhiều giải thế giới và đạt được nhiều thành tích đáng kể.

Đội tuyển bóng đá quốc gia Maroc là đội tuyển cấp quốc gia của Maroc do Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Maroc quản lý và điều hành.

Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Maroc là trận gặp đối thủ Iraq vào năm 1957. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là lọt vào vòng 2 của World Cup năm 1986 và giành được chức vô địch Cúp bóng đá châu Phi năm 1976.

Danh hiệu:

Cúp bóng đá châu Phi: 1

  • Vô địch: 1976
  • Á quân: 2004
  • Hạng ba: 1980
  • Hạng tư: 1986, 1988

Vô địch cúp Ả Rập: 1

  • Vô địch: 2012

Thành tích:

Giải bóng đá vô địch thế giới:

  • Năm 1930-1958: không tham dự vì là thuộc địa của Pháp
  • Năm 1962-1966: có lần bỏ cuộc, có lần dừng chân tại vòng loại
  • Năm 1970: lọt vòng 1
  • Năm 1986: lọt vòng 2
  • Năm 1994-nay: không có thành tích nổi bật

Cúp bóng đá châu Phi:

  • Năm 1972: dừng chân ở vòng bảng
  • Năm 1975: vô địch
  • Năm 1980: hạng 3
  • Năm 1986-1988: hạng 4
  • Năm 2004: Á quân

Cúp bóng đá A-rập:

  • Năm 1963 đến 1992 : Không tham dự
  • Năm 1998 : Vòng bảng
  • Năm 2002 : Bán kết
  • Năm 2012 : Vô địch

Trang phục của đội bóng là sự kết hợp của 3 màu sắc đặc trưng là đỏ, xanh lá, trắng. Trang phục chính có áo đỏ, quần xanh cùng vớ đỏ viền kẻ ngang xanh-trắng. Trang phục phụ có màu trắng, áo trắng, viền cổ màu xanh lá, 2 bên cánh tay viền đỏ. Quần trắng, 2 bên hông là 2 sọc đỏ cùng vớ trắng viền kẻ ngang đỏ.

Trang phục của đội bóng và đội hình xuất phát 23 thành viên
Trang phục của đội bóng và đội hình xuất phát 23 thành viên

Đội bóng luyện tập và thi đấu trên sân vận động khác nhau, không cố định. Huấn luyện viên trưởng là Vahid Halilhodžić từng là HLV của Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 2015-2018. Đội trưởng của đội là cầu thủ Hakim Ziyech, anh được biết đến với khả năng dứt điểm, kỹ thuật rê bóng, chuyền dài, có kỹ thuật và khả năng sút phạt đỉnh cao.

Cầu thủ thi đấu nhiều nhất là Noureddine Naybet với 115 lần ra sân. Và cầu thủ ghi bàn nhiều nhất là Ahmed Faraz với tổng số là 29 bàn thắng.

Bài viết liên quan