Đội tuyển bóng đá Trung Quốc – Nghịch lý của nền bóng đá sân nhà

Trong lịch sử World Cup Trung quốc mới chỉ một lần tham dự vòng chung kết World Cup vào năm 2002 khi World Cup lần đầu tiên được tổ chức tại Châu Á. Khi ấy hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc đã cùng nhau đăng cai tổ chức giải đấu lớn nhất hành tinh. Năm đó Trung Quốc không cần phải tranh vé với hai đội đồng chủ nhà vừa nêu trên trong khu vực Châu Á. Kết thúc kỳ World Cup năm đó Trung Quốc đứng vị trí cuối cùng trong tổng số 32 đội tham gia. Không ghi được bàn thắng nào, nỗi đau càng thêm lớn khi Nhật Bản và Hàn Quốc thi đấu vượt trội trước những đại gia Châu Âu và Nam Mỹ. Ở cấp độ Châu lục, Trung Quốc cũng chưa bao giờ đăng quang chức vô định Châu Á kể từ khi tham dự giải đấu này từ khi tham dự vào 1976. Thành tích xuất sắc nhất là hai lần giành vị trí á quân vào những năm 1984 và 2004. Theo bảng xếp hạng bóng đá thế giới FiFa thì Trung Quốc hiện đang đứng thứ 76 trong tổng số 206 đội.

Đội tuyển bóng đá Trung Quốc
Đội tuyển bóng đá Trung Quốc

Vậy tại sao một quốc gia rộng lớn với 2.4 tỷ người và nền kinh tế hùng mạnh tại sao bóng đá Trung Quốc chưa trở thành quốc gia có nền bóng đá Trung Quốc hùng mạnh. Công bằng mà nói Trung quốc đã nổi như cồn trên bản đồ bóng đá thế giới nhiều năm qua. Nhưng không phải một thành tựu nào đó mà cách họ tiêu tiền đến ngay cả các ông chủ của những đội bóng giàu có tại Châu Âu cũng phải kiêng nể. Chỉ tính riêng năm 2016 các đội bóng Trung quốc đã chi khoảng 440 triệu đô la Mỹ để đưa những ngôi sao ngoại quốc về thi đấu cho giải vô địch quốc gia của họ. Giải bóng đá vô địch quốc gia Trung Quốc tức không kém gì giải vô địch quốc gia Châu Âu. Đây là giải đấu trả lương cao thứ 6 trên thế giới với tổng quỹ lương nên 586 triệu bảng. Chỉ đứng sau 5 giải hàng đầu Châu  Âu  gồm Ngoại hạng Anh, Laliga, Seria , Bundesliga, và ligue 1.

Trong top 10 cầu thủ nhận lương cao nhất thế giới năm 2018 có tới 3 cầu thủ đang chơi ở giải bóng đá vô địch quốc gia Trung Quốc. bao gồm Hulk với mức lương 16.7 triệu bảng trên năm, Lavezzi 20.3 triệu bảng trên năm, Oscar 21 triệu bảng trên năm. Chính điều này đã khiến các cầu thủ bản địa rất nổi tiếng và thiếu tinh thần đồng đội cảm thấy họ đang bị đối xử bất công và cảm thấy bất mãn. Trong khi cùng sinh hoạt tập luyện như cầu thủ thì những kẻ dán mác nước ngoài lại như những ông hoàng. Không hài lòng với những ông hoàng ngoại quốc các cầu thủ nội phản ánh bằng cách bất hợp tác. Họ không cần nỗ lực để cải thiện bản thân bởi họ cũng có một số đặc quyền.

Oscar thi đấu cho Trung quốc với mức lương cao chót vót
Oscar thi đấu cho Trung quốc với mức lương cao chót vót

Giải bóng đá vô địch quốc gia Trung Quốc quy định rằng mỗi đội bóng cần ít nhất 6 cái tên Trung Quốc trong đội hình xuất phát. Tức là đỏ hàng núi tiền mang về những ngôi sao ngoại các CLB cũng phải chi ra số tiền không ít để thỏa mãn nhu cầu hạn ngạch của cầu thủ bản địa. Nhưng cho tới nay tiền bạc mà người Trung Quốc đổ vào bóng đá có lẽ chẳng có lợi ích gì đối với đội tuyển quốc gia của họ vốn là bộ mặt của cả nền bóng đá. Thậm chí những người hâm mộ và truyền thông nước này đặt ra câu hỏi Liệu bóng đá Trung Quốc có nên bắt đầu lại từ đầu ???

Như viết trên Trang chủ của tờ nhân dân Nhật Báo tờ báo này nhận định rằng số tiền khổng lồ mà các tập đoàn bỏ ra chỉ che lấp phần nào khuyết điểm của bóng đá Trung Quốc. Nhưng lại ảo tưởng về sự tiến bộ nhưng thực tế là dậm chân tại chỗ hay tệ hại hơn là bước lùi. Bóng đá Trung Quốc liệu sẽ đi vào đâu khi các cầu thủ cũng như các ông lớn bóng đá tại đây nên tìm cho mình hướng đi mới để ko phải nhìn thấy bóng đá của họ đi lùi so với sự phát triển bóng đá trên thế giới.

Bài viết liên quan