Đội tuyển quốc gia Việt Nam – Những chiến binh cờ đỏ sao vàng

Đội tuyển quốc gia Việt Nam được biết đến là đội tuyển bóng đá nam quốc gia. Đây là đội tuyển được Liên đoàn bóng đá Việt Nam – VFF quản lý, đồng thời đại diện cho Việt Nam tham gia các giải đấu bóng đá quốc tế. Đội bóng quốc dân này là “thần tượng” là “niềm hy vọng” của người dân nước nhà. Hãy cùng Soikeovip đi sâu hơn vào tìm hiểu về đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Thông tin cơ bản về đội tuyển quốc gia Việt Nam

Bóng đá Việt Nam chịu tác động bởi lịch sử nước nhà, chính vì vậy  Soikeovip sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trong phần này qua những giai đoạn lịch sử.

Chắc hẳn trong vài năm trở lại đây người hâm mộ trong và ngoài nước đều biết đến đội tuyển quốc gia Việt Nam với hình ảnh huấn luyện viên (HLV) Park Hang – Seo và các cầu thủ cũng như những thành tích nổi bật mà đội bóng đã đạt được trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đội tuyển bóng đá nam quốc gia cũng đã phải trải qua nhiều thăng trầm để có được ngày hôm nay, có thất bại và cả những thành công to lớn.

  • Biệt danh: Những ngôi sao vàng; Những con rồng vàng
  • Năm thành lập: 1896
  • Hiệp hội: VFF ( Việt Nam)
  • Liên đoàn châu lục: AFC ( châu Á)
  • Liên đoàn khu vực: AFF ( Đông Nam Á)
  • HLV trưởng ( hiện tại): Park Hang – Seo
  • Đội trưởng (hiện tại): Quế Ngọc Hải
  • Thi đấu nhiều nhất: Lê Công Vinh ( 85 trận)
  • Ghi bàn nhiều nhất: Lê Công Vinh (51 quả)
  • Sân nhà: Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
  • Mã FIFa: VIE

Quá trình hình thành và phát triển của đội

Giai đoạn mới hình thành

Một thông tin khá hay dành cho bạn đó là đã từng có hai đội bóng tự nhận là đội tuyển quốc gia Việt Nam, đó là thời điểm mà Việt Nam bị chia cắt làm miền, cả hai đều dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội bóng đá Việt Nam. Cho đến năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất thì Hiệp hội bóng đá Việt Nam được đổi tên thành Liên đoàn bóng đá Việt Nam.

Quay lại những ngày đầu thành lập đội bóng là vào năm 1896 trong thời kỳ Pháp thuộc, giai đoạn này chủ yếu là công chức, thương nhân và binh lính Pháp chơi, về sau người Pháp đã khuyến khích người Việt địa phương chơi.

Năm 1908 đánh dấu trận đấu mà đội bóng Việt Nam lần đầu ra nước ngoài thi đấu tại Singapore, chơi trận đấu quốc tế đầu tiên trước đội tuyển Hàn QUốc. Đồng thời nhiều câu lạc bộ (CLB) địa phương được thành lập ở hai miền.

Thời kỳ chia cắt Việt Nam ( Hai động bóng ở hai miền)

Việt Nam chia cắt làm hai miền từ sau năm 1954, đây là thời điểm có hai đội bóng cùng tồn tại song song: Đội tuyển Việt Nam Cộng hòa đại diện cho miền Nam và Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Công hòa đại diện cho miền Bắc. Mỗi đội đều có lịch sử phát triển và hoạt động riêng biệt.

Từ sau năm 1975, hai miền Bắc Nam hợp nhất thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cả hai đội tuyển không còn tồn tại phân biệt mà hợp nhất với nhau thành một đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Thời kỳ hợp nhất đến nay

Năm 1980 Giải vô địch bóng đá toàn Việt Nam được tổ chức nhằm tái phát triển lại đội bóng sau thời gian dài chia cắt.

Năm 1989, thể thao Việt Nam bắt đầu trở lại các sự kiện, giải bóng đá quốc tế. Tháng 8 năm 1989, liên đoàn bóng đá Việt Nam được thành lập, ông Trịnh Ngọc Chữ giữ chức chủ tịch VFF, Việt Nam tham gia SEA Games 1991 được tổ chức tại Manila.

Kể từ năm 2007, đội tuyển Việt Nam bắt đầu được tổ chức và đào tạo chuyên nghiệp hơn, tham gia vào nhiều giải đấu khu vực và thế giới. Cuối năm 2011, Việt Nam tăng 35 bậc, xếp thứ 99 và dẫn đầu Đông Nam Á trong bảng xếp hạng thế giới.

Cho đến nay, lịch sử phát triển đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, có không ít các thành tích nổi bật, cùng điểm Soikeovip điểm qua ở phần sau nhé.

Thành tích nổi bật

Cấp châu lục

  • Cúp bóng đá châu Á
  • Hạng tư: 1956, 1960
  • Tứ kết : 2007, 2019
  • Đại hội Thể thao châu Á (kể từ năm 2002 là Đội tuyển U-23 Quốc gia tham dự)
  • Hạng tư: 2018
  • Vòng bảng: 1998

Cấp khu vực

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á

  • Vô địch: 2008, 2018
  • Á quân: 1998

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (kể từ năm 2001 là Đội tuyển U23 Quốc gia tham dự)

  • Vô địch: 1959,2019
  • Á quân : 1967, 1973, 1995, 1999

Đội bóng đối thủ

Thái Lan được coi là đối thủ lớn nhất của Việt Nam, cứ mỗi khi có trận đấu diễn ra giữa hai đội tuyển thì đây đều là các trận đấu “siêu kinh điển” không chỉ được người hâm mộ hai nước mà cả khu vực Đông Nam Á cũng quan tâm.

Bài viết liên quan