An Giang FC – những bài học đến từ bi kịch quá khứ

Câu lạc bộ bóng đá An Giang còn được biết tới với biệt danh “ đội bóng miền Tây” có sân nhà là sân An Giang Long Xuyên sức chứa 15.200 chỗ ngồi. Lịch sử đội bóng thuộc đồng bằng sông Cửu Long này gắn liền với những thăng trầm và khủng hoảng.

Logo CLB An Giang
Logo CLB An Giang

CLB An Giang và chặng đường phát triển

Đội bóng thuộc đồng bằng sông Cửu Long từng thi đấu ở giải đấu cao nhất Việt Nam và giải vô địch quốc gia ở thập niên 80, 90. Trong thời gian đó đội đã giành được một số thành tích đáng kể. Những năm sau đó do khó khăn về nguồn tài chính đã khiến các cấp độ tuyển rơi vào khủng hoảng. Năm 2000- 2001 CLB bị tụt xuống hạng nhì. Đến năm 2003, CLB sau nhiều nỗ lực đổi mới đã được lên hạng nhất. Năm 2008, 2009 tập đoàn An Đô trở thành nhà tài trợ cho đội. Tháng 12 năm 2011, đội chính thức chuyển sang mô hình chuyên nghiệp, với cổ đông chính là Tập đoàn hải sản Hùng Vương. Năm 2013 đội thi đấu thành công, chính thức đạt xuất lên hạng thi đấu ở Giải bóng đá Vô địch quốc gia mùa bóng năm 2014, sau 16 năm thi đấu tại giải hạng Nhất. Tuy nhiên, sau đó là cú sốc lớn dành cho người hâm mộ đội bóng. Câu lạc bộ bị xuống hạng ngay mùa đầu tiên và đồng thời bị giải thể ngay sau đó.

Đội bóng An Giang được trả về cho Trung tâm Bóng đá An Giang. Năm 2015 đội được tổ chức lại và bắt đầu từ giải Hạng ba. Sau những quyết tâm và nỗ lực câu lạc bộ đã giành xuất thăng hạng đầy ấn tượng. Sau 3 năm chơi tại Giải Hạng Nhì, năm 2018 CLB giành suất thăng hạng tại lên giải hạng nhất quốc gia.

Bi kịch của CLB An Giang

Chặng đường phát triển của bóng đá An Giang gắn liền với những thăng trầm. Nổi bật nhất là câu chuyện giải thể của Hùng Vương An Giang 2014. Vấn đề của An Giang phần nhiều liên quan tới vấn đề tài chính và chuyện đầu tư cho bóng đá chuyên nghiệp. Câu chuyện bắt đầu khi họ trở lại giải đấu cao nhất Việt Nam, chỉ ngay một năm sau đó, CLB tuyên bố giải thể mà vấn đề chính là hai chữ “ tài chính”

Thời điểm đó, bóng tối của việc thiếu kinh phí, thiếu nhà tài trợ đang bao trùm bóng đá cả tỉnh. Người có tâm huyết thì không có tiền, người có tiền lại không quan tâm tới bóng đá.

Nói rộng ra, vấn đề kinh tế không chỉ ở An Giang mà nó còn là vấn đề của bóng đá cả đồng bằng Sông Cửu Long. Bởi ở một khía cạnh nào đó, bóng đá chính là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất khả năng kinh tế, tài chính.

Đội tuyển trẻ AN Giang FC
Đội tuyển trẻ AN Giang FC

An Giang FC vượt lên từ tấm bi kịch quá khứ

Sau 4 năm vắng bóng, An Giang trở lại đầy khí thế ở mùa 2018. Họ đã trình làng nhiều tài năng “cây nhà lá vườn”, cho thấy công tác huấn luyện bài bản chính là cách để tìm kiếm suất thăng hạng. Họ làm lại từ đầu với thành công ngoài mong đợi.

Tình yêu dành cho bóng đá của An Giang hay đồng bằng sông Cửu Long không cần phải bàn cãi. Việc tỉnh tích cực đầu tư cho bóng đá, quyết tâm xây dựng hệ thống đào tạo bài bản để có một nền tảng bóng đá chuyên nghiệp dài hạn. Mặc dù hạn chế về kinh tế, song không vì thế mà An Giang không được thi đấu cọ xát để có thêm kinh nghiệm.

Để tiến tới phát triển bền vững thành công, CLB sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn. Song với sức mạnh, ý thức trách nhiệm, lòng quyết tâm của CLB An Giang, người hâm mộ hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào sự phát triển của đội bóng. Chúng ta những người hâm mộ cùng chúc cho CLB phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công trong tương lai không xa.

Bài viết liên quan