Đội tuyển bóng đá quốc gia IRAQ – Vô địch bằng máu và nước mắt

Chiến tranh là kẻ thù đối với toàn nhân loại, nhưng đáng buồn thay, kẻ thù luôn có của chúng ta để phản chiếu sự tồn tại của chúng. Mọi cuộc chiến tranh đều vô nghĩa, khi mà những người dân, người tay không tấc sắt, không hề có sức phản kháng, lại là thành phần  bị tổn thương nhiều nhất.

Chiến tranh, nghe giống một điều gì đó chỉ tồn tại trong quá khứ, vẫn hiện hữu khi thế giới chuyển mình sang thiên niên kỷ mới. Cuộc chiến tranh ở đất nước Iraq năm 2003 là một chương đen tối của lịch sử nhân loại.

Khoảnh khắc lịch sử của Iraq
Khoảnh khắc lịch sử của Iraq

Mỹ và đồng minh của họ khởi xướng cuộc chiến này, với kẻ địch là nhóm khủng bố Al-Queda  trú ngụ trong lãnh thổ Iraq. Hàng loạt chế tài quân sự tối tân nhất được sử dụng, Iraq – theo một cách châm biếm đau đớn nhất, biến thành sân khấu của đầy ánh sáng và âm thanh sôi động, ngày này qua ngày khác, năm tháng này qua năm khác. Một sân khấu chết chóc kinh hoàng, khi những diễn viên ngã xuống chẳng bao giờ đứng lên lần nữa.

Như bao cuộc chiến tranh khác, những người vô tội bị nhét xuống dưới hàng triệu tấn bom đạn,thuốc nổ. Đến tận bây giờ, vẫn chưa có một tổ chức nào trên thế giới dám khẳng định là đã thống kê chính xác số dân thường thiệt mạng vì chiến tranh Iraq.

Hơn 1,2 triệu người phải chết thật vô nghĩa, mà dân số tận thời điểm này của Iraq là hơn 37 triệu người. Làm một phép tính đơn giản, có hơn 3,2% (con số thực tế lớn hơn nhiều) người dân Iraq đã không được nhìn thấy đội tuyển quốc gia nước này đăng quang lần đầu tiên ở đấu trường châu Á Asian Cup vào năm 2007. Một mốc son sáng chói trong lịch sử của thể thao nhưng lại mang trong mình tiếng khóc xé trời của cả dân tộc.

Cái ngày tiền đạo đội trưởng Younis Mahmoud lập cú đúp giúp Iraq đánh bại Việt Nam ở trận tứ kết 1 diễn ratrên đất Bangkok (Thái Lan), niềm vui hóa thành thảm kịch. Ở quê nhà, hai vụ đánh bom liều chết khủng bố liên tiếp nhắm vào đoàn người đang ăn mừng chiến thắng đã lấy đi sinh mạng của 50 trái tim chỉ vài phút trước còn đập theo nhịp trận đấu.

Nhưng Iraq họ không thể dừng lại, họ đang đứng trước một cơ hội rất lớn để có lần đầu tiên chiến đấu tại một trận chung kết Asian Cup. Các cầu thủ biết mình còn hơn cả  một đội bóng thông thường. Họ không chỉ đại diện cho một quốc gia dân tộc bình thường mà là một kiếp người đau thương.

Họ là những cầu thủ không có quê hương khi phần lớn rất lâu rồi chưa được thấy bóng hình tổ quốc. Những lần di tản, những cuộc trốn chạy cái chết, tìm mọi cách để thoát khỏi địa ngục trần thế đã tạo nên một lứa cầu thủ tài năng,sức mạnh và đầy trắc ẩn. Phải xa nơi đã sinh ra mình , đau đớn lắm chứ, nhưng đâu còn cách khác.

Thêm một lần này nữa, dù không biết đây đã là lần thứ bao nhiêu, Younis Mahmoud cùng các đồng đội phải giấu quê hương vào một góc thiêng liêng trong tim để tập trung hết sức cho hành trình trước mắt. Cảm giác như kỳ tích là một sự bù đắp và nó đang đến thật rồi. Đội tuyển Iraq hạ Hàn Quốc sau loạt 11m định mệnh ở trận bán kết để tiến vào trậnchung kết, nơi Saudi Arabia đã đợi sẵn họ.

Gelora Bung Karno (Indonesia) một ngày tháng 7 oi bức, hơn 60.000 người đã đến lấp kín SVĐ để được chứng kiến những con người kiên cường nhất,

Mạnh mẽ nhất, xúc động nhất chơi trận đấu của cuộc đời.

Sức mạnh của cả một dân tộc đã giúp Iraq lên ngôi một cách xứng đáng
Sức mạnh của cả một dân tộc đã giúp Iraq lên ngôi một cách xứng đáng

Saudi Arabia thật sự mạnh, Yasser Al-Qahtani vẫn rất xuất sắc nhưng vẫn chỉ làm nền cho bản anh hùng ca Iraq. Lại là Younis Mahmoud, chàng trai có khuôn mặt khắc khổ đại diện cho cả một dân tộc, ghi bàn thắng quyết định để đưa chiếc cúp bạc vinh quang cho mảnh đất IRAQ đã chịu muôn vàn tổn thương.

Ngày hôm đấy, pháo hoa ngập tràn Jakarta, còn bom vẫn nổ ở Baghdad!

Bài viết liên quan