Bình Thuận FC – Đừng để bóng đá là gánh nặng

Bình Thuận thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Bình Thuận FC có trụ sở tại TP. Phan Thiết tỉnh Bình Thuận, có sân nhà là SVĐ Phan Thiết có sức chứa khoảng 7.000 chỗ ngồi. Bóng đá tỉnh nhà sau 20 năm hình thành và phát triển, luôn bì bõm tại giải hạng nhì, thăng hạng luôn là một cái gì đó xa vời với đội bóng nơi đây. Mãi đến năm 2017 đội mới có cơ hội thăng hạng nhưng họ lại thất bại trước Đồng Tháp trong trận play off.

Đội hình CLB Bình Thuận
Đội hình CLB Bình Thuận

Tại sao bóng đá mãi không thể phát triển

Mùa 2020, là mùa giải hạng nhì thứ 20 của bóng đá Bình Thuận. Thăng hạng luôn là một điều gì đó rất xa vời với đội bóng. Không cần so sánh ở đâu xa, trong khu vực lân cận, không ít các tỉnh đã có đội chuyên nghiệp như Khánh Hòa, Gia Lai, Quảng Nam… Một số tỉnh khác cũng đang chơi tại giải hạng nhất quốc gia trong nhiều năm qua còn Bình Thuận thì…!

Người hâm mộ rất yêu bóng đá, điều này chắc chắn không cần bàn cãi. Bình Thuận có nền bóng đá phong trào phát triển tương đối mạnh, thu hút nhiều doanh nghiệp cùng tham gia. Vậy vì sao Bình Thuận FC vẫn loay hoay ở giải hạng nhì? Hơn 20 năm là quãng thời gian quá dài đối với người hâm mộ, họ  cần thấy những sự chuyển biến mới.

Đào tạo trẻ

Có một thực tế chẳng vui vẻ gì là 2019, các lứa tuyển trẻ của Bình Thuận không có thành tích đáng kể nào ở sân chơi cấp quốc gia. Thường sớm phải ra về tại vòng loại các giải đấu trẻ nằm trong hệ thống của VFF.

Khó khăn lớn nhất của bóng đá tỉnh nhà là vấn đề kinh tế. Bóng đá trẻ ngốn rất nhiều tiền bạc và thời gian. Khoản chi phí để đào tạo một cầu thủ thành tài không hề nhỏ. Ngay cả các đội ở các lò đào tạo tại Việt Nam, nói chung vẫn chưa thể giải được bài toán này. Rất nhiều người nhìn ra được vấn đề, nhưng để giải quyết được vấn đề này thì chúng ta cần tiền.

Hơn 10 năm qua, NHM tỉnh nhà gần như chưa chứng kiến một tài năng nào trưởng thành cầu thủ trong quá khứ năm nào.

Thành lập một công ty cổ phần bóng đá

Cổ phần hóa là xu thế không thể tránh khỏi, khi bóng đá ngày càng phát triển chuyên nghiệp, buộc mọi nền bóng đá phải thay đổi từ cách quản lý. Để có nguồn tài chính giúp thực hiện các kế hoạch lớn, thì không thể thiếu sự đầu tư của các doanh nghiệp. Chỉ có việc thành lập CTCP như thế bóng đá mới có thể có những biến chuyển tích cực.

Cầu thủ CLB Bình Thuận
Cầu thủ CLB Bình Thuận

Bóng đá tạo động lực phát triển KT- XH

Du lịch Bình Thuận đang phát triển từng ngày, cơ sở hạ tầng ngày được nâng cao. Qua đó, Bình Thuận ngày càng thu hút khách du lịch từ không chỉ các tỉnh khác mà còn trên toàn thế giới. Năm 2018, du lịch Bình Thuận có 5,8 triệu lượt khách tổng doanh thu đạt 12.864 tỷ đồng.

Bên cạnh các loại hình giải trí có sẵn, thì có một bộ phận không nhỏ khách quan tâm đến bóng đá tại đây. Nhưng công tác quảng bá cho bóng đá rõ ràng chưa tốt. Cùng với đó là hình ảnh CLB nói riêng và bóng đá tỉnh nhà nói chung chưa được đánh giá cao, chưa thể để trở thành một trong những trụ cột bản sắc của tỉnh nhà.

Hy vọng trong thời gian tới với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh nhà, bóng đá tỉnh nhà sẽ phát triển mạnh mẽ. Qua đó góp phần cho sự phát triển du lịch cũng như kinh tế xã hội của Bình Thuận.

 

Bài viết liên quan